1. Tầm quan trọng của giấc ngủ đối với trẻ
Giấc ngủ vô cùng quan trọng, đặc biệt là đối với sự phát triển toàn diện của trẻ sơ sinh. Khi có một giấc ngủ ngon, trẻ sẽ được hấp thu đủ chất dinh dưỡng, tăng chiều cao và cân nặng. Đồng thời, trí não của trẻ cũng sẽ phát triển tốt hơn.
Các kết quả nghiên cứu cho thấy, tế bào não phát triển nhiều nhất trong khi trẻ ngủ. Cần lưu ý đến 80% tế bào não phát triển 30 ngày sau sinh so với não trẻ lúc 3 tháng tuổi. Lúc trẻ 3 tuổi tế bào não cũng đạt đến 80% so với khi trưởng thành.
Tuy nhiên do nhiều nguyên nhân nên trẻ con ngủ không sâu giấc, biểu hiện quấy khóc khó ngủ. Lâu dài, tình trạng này sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển trí não của trẻ, đồng thời trẻ cũng dễ cáu kỉnh hơn, hay hấp thụ dưỡng chất kém dẫn đến còi cọc,…
2. Vì sao trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc?
Sau đây là một số nguyên nhân trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc:
2.1. Nguyên nhân sinh lý
REM (Rapid Eye Movement) và Non-REM (Non Rapid Eye Movement) là 2 giai đoạn của giấc ngủ. Ở trẻ nhỏ thì giai đoạn REM chiếm đến 50% thời gian giấc ngủ.
Khi giấc ngủ của trẻ đang ở giai đoạn REM, hơi thở và nhịp tim của trẻ thường nhanh hơn bởi lúc này não bộ và các cơ quan hô hấp lại hoạt động nhanh hơn mặc dù trẻ đang ngủ. Do đó, trẻ sơ sinh rất dễ giật mình, ngủ không sâu giấc, nhạy cảm với các tác động bên ngoài và rất dễ tỉnh giấc nếu có tiếng động mạnh hay ai đó chạm vào.
2.2. Nguyên nhân bệnh lý
Nguyên nhân bé ngủ không sâu giấc cũng có thể xuất phát từ các bệnh lý như:
• Trẻ bị rối loạn tiêu hóa: Rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ (táo bón, tiêu chảy, đi ngoài phân sống…) vô cùng phổ biến do lúc này hệ tiêu hóa của bé còn vô cùng non yếu. Tình trạng này khiến bé quấy khóc đêm ngủ không sâu giấc. Tốt nhất, mẹ nên ăn nhiều thực phẩm “mát”, giàu dưỡng chất (đối với trẻ bú mẹ) để tăng cường chất lượng sữa, hoặc lựa chọn sữa công thức có đạm sữa mềm nhỏ, tự nhiên và chứa chất xơ (đối với trẻ bú ngoài) để cải thiện tình trạng trên.
• Mộng du: Tại sao trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc? Đáp án có thể là do bệnh mộng du. Tình trạng này trong dân gian còn gọi là “bà quở” sẽ làm các bé giật mình, hoảng sợ khóc khi đang ngủ. Giấc ngủ chập chờn, ngủ không ngon, không sâu làm tâm trạng không tốt ảnh hưởng đến tinh thần của bé.
• Béo phì: Đối với những trẻ bị béo phì, thay vì thở bằng mũi, bé phải kết hợp thở bằng miệng. Điều này sẽ làm ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé, khiến bé ngủ không được sâu giấc.
• Trẻ đói: Không ít mẹ chỉ cho bé bú sữa theo cảm tính mà không đo đủ liều lượng sữa cho bé bú, số lần mỗi ngày sẽ rất dễ dẫn đến tình trạng con bị đói. Điều này làm trẻ vặn mình ngủ không sâu giấc. Vì vậy, các mẹ nên tham khảo liều lượng sữa khuyến nghị của chuyên gia (đối với trẻ bú mẹ) và hướng dẫn pha sữa của nhà sản xuất (nếu trẻ bú sữa công thức) để hạn chế gặp phải tình trạng trên nhé.
Bên cạnh đó, trẻ quấy khóc trước khi ngủ còn do sinh hoạt quá giờ ngủ hoặc cha mẹ thường cho bé ngủ quá nhiều vào ban ngày. Để cải thiện, mẹ có thể đặt ra một quy chuẩn về giờ ngủ cho bé để tập thành thói quen ngủ đúng và đủ giấc, không quấy khóc.
Nếu trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc vào ban ngày, rất có thể do ánh sáng từ môi trường xung quanh khiến trẻ khó chịu. Để khắc phục điều này, mẹ nên lắp thêm rèm cửa để điều chỉnh ánh sáng trong phòng bé nhé.
Liên quan tới bài viết này Những cách giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon, sâu giấc hiệu quả
3. Trẻ sơ sinh khó ngủ, ngủ không sâu giấc, thậm chí thức liền 5 tiếng có sao không?
Thời gian ngủ của trẻ bình thường được chia thành nhiều giai đoạn khác nhau. Trong đó, trẻ sơ sinh khoảng 2 tháng tuổi là từ 15 – 17 giờ mỗi ngày. Chia đều cho sáng và đêm, ban ngày của trẻ là từ 6 – 7 giờ và thời gian ngủ ban đêm là khoảng 9 – 11 giờ. Đặc biệt, không nên để trẻ ngủ quá 5 tiếng vào ban ngày và quá 10 tiếng vào ban đêm. Nếu trẻ hay thức đêm ngủ không sâu giấc, ngủ không đủ thời lượng tiêu chuẩn, có thể gặp phải nhiều hệ lụy.
• Cơ thể mệt mỏi làm bé khó chịu và quấy khóc. Đặc biệt khi trẻ khóc quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến nhiều cơ quan khác.
• Làm xáo trộn giờ giấc ngủ nghỉ, lịch sinh hoạt bao gồm cả uống sữa và ăn dặm. Điều này cực kỳ nguy hiểm cho bé, bé sẽ không phát triển bình thường thậm chí thường xuyên ốm vì cơ thể quá yếu.
• Khi bé ngủ không sâu giấc, mất ngủ, khó ngủ sẽ dẫn đến nguy cơ chậm phát triển trí não và thể chất. Điều này sẽ làm cho bé tiếp thu chậm các vấn đề về trí não và chậm đi chậm nói.
4. Làm sao để trẻ sơ sinh ngủ sâu giấc?
Dưới đây là một số cách khắc phục mà các mẹ nên áp dụng ngay để giải quyết vấn đề trẻ quấy khóc, khó ngủ hay ngủ không sâu giấc.
4.1. Thiết lập “thời khóa biểu” ngủ cố định
Xây dựng cho trẻ một thời khóa biểu ngủ cố định rất cần thiết để giúp trẻ đi ngủ đúng giờ, tránh quấy khóc khó ngủ vào ban đêm. Để làm được điều này là một việc không phải dễ dàng nhưng khi con đã có giờ ngủ cố định sẽ khắc phục hiệu quả tình trạng trẻ sơ sinh đêm ngủ không sâu giấc.
4.2. Tập cho bé phân biệt ngày và đêm giữa ánh sáng và bóng tối
Điều này để bé có thể tự xây dựng thói quen ngủ 5 tiếng vào buổi sáng và 10 tiếng vào buổi tối. Tránh trường hợp ngủ ban ngày nhiều như ban đêm hoặc ban đêm ngủ ít như ban ngày.
4.3. Tạo cho trẻ môi trường ngủ yên tĩnh, thoải mái
Trẻ cần được sự yên tĩnh để đi vào giấc ngủ. Do đó, bố mẹ không nên nói chuyện quá ồn ào hay gây ra tiếng động bởi sẽ làm trẻ ngủ không ngon giấc, hay quấy khóc. Đây cũng là lý do vì sao nhiều gia đình luôn cho mẹ và bé sau sinh một căn phòng riêng, không gian riêng để được yên tĩnh không bị quấy phá bởi các yếu tố bên ngoài.
4.4. Xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp
Đối với bé bú sữa mẹ: Sữa mẹ chứa hầu hết các chất dinh dưỡng và tốt nhất cho trẻ. Do đó giảm bớt việc cung cấp quá nhiều chất dinh dưỡng khi bé đã được bú sữa mẹ. Tuy nhiên, mẹ vẫn phải bổ sung nhiều chất dinh dưỡng, vitamin thông qua bữa ăn hàng ngày để cung cấp sữa cho bé.
>> Xem thêm: Các loại vitamin tăng đề kháng cho trẻ và cách bổ sung.
4.5. Tắm vào chiều tối trước khi ngủ
Đây là cách giúp trẻ sơ sinh ngủ sâu giấc vô cùng hữu hiệu. Các mẹ nên tắm bằng nước ấm cho bé, chỉ tắm vừa đủ không quá lâu, tắm sạch đi những bụi bẩn của một ngày dài sau đó lau khô cơ thể cho bé mặc quần áo giữ ấm. Điều này sẽ khiến bé thoải mái, sau khi tắm xong cũng tạo cho bé một cảm giác buồn ngủ và dễ dàng đi vào một giấc ngủ thật ngon.
4.6. Vỗ ợ hơi kỹ cho trẻ ngay sau khi ăn
Bí quyết này giúp cải thiện tình trạng bé ngủ không sâu giấc hay trằn trọc rất tốt. Bởi lẽ nếu thức ăn chưa được tiêu hóa sẽ khiến con vô cùng khó chịu. Lúc này, mẹ phải vỗ ợ hơi cho bé để hỗ trợ con tiêu hóa tốt hơn. Các mẹ lưu ý vỗ ợ hơi ngay sau khi bé ăn khoảng 5 phút, vỗ thật kỹ và nhẹ nhàng để trẻ tiêu hóa được hết đồ ăn.
4.7. Quấn hoặc chèn gối xung quanh trẻ
Làm cách nào để trẻ sơ sinh hết giật mình? Bật mí cho mẹ là hãy quấn hoặc chèn gối xung quanh trẻ trước khi ngủ. Đây là phương pháp dân gian và khoa học công nhận rằng sẽ tạo cho bé một cảm giác an toàn và ấm áp khi ngủ. Lúc này, bé sẽ dễ chìm vào giấc ngủ hơn và mẹ cũng không cần lúc nào cũng bên cạnh bé.
4.8. Cho bé đi tắm nắng vào sáng sớm
Sau khi bé vừa sinh được khoảng 2 ngày nên được cho tiếp xúc với ánh nắng mặt trời vào sáng sớm để có cơ thể khỏe mạnh, làn da săn chắc. Việc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời ở mức độ phù hợp còn có công dụng làm tăng nồng độ Serotonin, giúp cải thiện tình trạng trẻ sơ sinh hay quấy khóc ngủ không sâu giấc.
Liên quan tới bài viết này 11 lý do khiến trẻ sơ sinh khó ngủ, không ngủ, ít ngủ ⋆ Hồng Ngọc Hospital
Serotonin thường được gọi là hormone hạnh phúc, làm tăng cảm giác hạnh phúc và cảm thấy được bảo vệ. Mức Serotonin thấp có thể làm phát sinh các vấn đề về cảm xúc như tức giận, trầm cảm, dễ bị kích động,… Ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, nồng độ Serotonin thấp là một trong những nguyên nhân khiến trẻ quấy khóc trước khi ngủ. |
4.9. Khám sức khỏe cho trẻ định kỳ
Khám sức khỏe định kỳ giúp mẹ sớm phát hiện và điều trị hiệu quả các nguyên nhân bệnh lý khiến con khó ngủ. Vì thế mẹ đừng quên cho bé con đi khám sức khỏe thường xuyên theo khuyến nghị của bác sĩ.
5. Một số thắc mắc trẻ sơ sinh quấy khóc khó ngủ theo từng giai đoạn
Trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc hay quấy khóc có thể gặp ở mọi độ tuổi, cụ thể:
5.1. Vì sao bé ngủ đêm không sâu giấc trong những tháng đầu đời?
Ban đêm em bé sơ sinh ngủ không sâu giấc là tình trạng phổ biến trong những ngày, tháng đầu đời. Thậm chí vào buổi sáng, bé cũng không ngủ nhiều.
Theo đó, chu kỳ ngủ của trẻ sơ sinh rất ngắn, có nhiều bé chỉ ngủ khoảng 15 phút đã vặn mình tỉnh giấc. Vì thế nếu trẻ 1 tháng tuổi ngủ không sâu giấc hay trẻ 2 tháng tuổi ngủ không sâu giấc thì là tình trạng bình thường và mẹ không nên quá lo lắng.
5.2. Tại sao trẻ 6 tháng ngủ không sâu giấc?
Trẻ 6 tháng ngủ không sâu giấc thường do trẻ đang có vấn đề về tiêu hóa. Cụ thể, 6 tháng tuổi là thời điểm trẻ bắt đầu tập ăn dặm. Ngoài ra, nhiều mẹ cũng bắt đầu tập cho con bú sữa công thức để quay trở lại công việc. Chính việc tiếp nhận nguồn thực phẩm và nguồn sữa mới khiến tiêu hóa của con bị “áp lực”, từ đó khiến con quấy khóc ngủ không sâu giấc.
Lưu ý, nếu con ăn dặm sớm (5 tháng tuổi) hoặc ăn dặm trễ (7 tháng tuổi) đều có thể gặp tình trạng trên. Đây cũng là nguyên nhân phổ biến khiến trẻ 5 tháng tuổi ngủ không sâu giấc hay trẻ 7 tháng tuổi ngủ không sâu giấc.
5.3. Vì sao trẻ 1 tuổi ngủ không ngon giấc?
Rất nhiều mẹ gặp phải tình trạng trẻ 1 tuổi ngủ không sâu giấc. Bên cạnh những lý do phổ biến như tã ướt, chỗ ngủ không thoải mái, ánh sáng trong phòng bé quá chói… thì trẻ sơ sinh ngủ chập chờn không sâu giấc có thể do con còn muốn chơi. Theo đó, 1 tuổi là thời điểm bé đang tập đi nên con rất hào hứng để di chuyển đến mọi nơi. Vô tình, điều này có thể khiến trẻ sơ sinh ngủ không ngon giấc.
5.4. Nguyên nhân khiến bé từ 1 tuổi trở lên ngủ đêm không sâu giấc
Từ 18 tháng tuổi trở lên, trẻ đã có thể theo học lớp cơm nát ở trường mẫu giáo. Vì thế, trẻ 2 tuổi ngủ không sâu giấc ban đêm, trẻ 3 tuổi ngủ không sâu giấc, thường xuyên trằn trọc hay trẻ 4 tuổi ngủ không sâu giấc rất có thể do con đang lo lắng vì phải xa mẹ và tiếp xúc với môi trường mới.
Hiểu được nguyên nhân trẻ sơ sinh quấy khóc, khó ngủ, bé ngủ không sâu giấc sẽ giúp mẹ khắc phục hiệu quả. Đối với trẻ sơ sinh, các mẹ cần tạo điều kiện cho trẻ một giấc ngủ ngon xuyên đêm. Để tránh trẻ quấy khóc trước khi ngủ, hãy lưu ý các vấn đề trên từ việc bổ sung chất dinh dưỡng đến quần áo, không gian ngủ của bé. Giấc ngủ rất quan trọng vì sẽ ảnh hưởng đến cả quá trình phát triển của bé sau này. Chúc các mẹ chăm con khỏe mạnh mỗi ngày nhé!