My WordPress Blog

CẦN LÀM GÌ KHI TRẺ SƠ SINH NGỦ BỊ GIẬT MÌNH?

Trẻ sơ sinh ngủ hay bị giật mình thường là do nguyên nhân sinh lý nhưng cũng không ít trường hợp là do nguyên nhân bệnh lý. Vì thế, mẹ cần phân biệt rõ 2 loại nguyên nhân để kịp thời xử lý, hạn chế các ảnh hưởng xấu có thể xảy ra.

Nguyên nhân sinh lý

Đầu tiên, trẻ sơ sinh ngủ bị giật mình có thể là phản xạ tự nhiên. Bởi trong thời gian 9 tháng trong bụng mẹ, bé đã quen với sự bao bọc, bảo vệ và không gian chật hẹp nhưng khi chào đời bé phải đối mặt với không gian rộng lớn, chưa kịp thích nghi, cảm thấy chống chếnh nên bị giật mình. Đây là một hiện tượng bình thường và sẽ biến mất khi bé được 3 – 6 tháng tuổi.


Ngủ bị giật mình là một phản xạ tự nhiên ở trẻ sơ sinh

Đối với trẻ trên 6 tháng tuổi, giật mình khi ngủ có thể là do tác động từ các tình huống và môi trường xung quanh. Chẳng hạn những âm thanh lớn đột ngột, những hình ảnh đáng sợ, bé từ trong vòng tay của mẹ được đặt xuống giường,… Đây không phải tình trạng hiếm gặp ở trẻ sơ sinh, ngược lại còn rất phổ biến.

Nguyên nhân bệnh lý

Ngoài ra, trẻ sơ sinh ngủ bị giật mình còn là dấu hiệu cảnh nhận biết các bệnh lý như trào ngược dạ dày thực quản, thiếu canxi, thiếu máu, viêm họng, viêm tai giữa,…

Vì vậy, khi thấy hiện tượng ngủ bị giật mình ở trẻ sơ sinh, phụ huynh không nên chủ quan, thay vào đó cần đến bệnh viện chẩn đoán để phát hiện cũng như điều trị kịp thời các bệnh lý trên.

2. Trẻ sơ sinh ngủ bị giật mình nguy hiểm như thế nào?

Trẻ sơ sinh ngủ bị giật mình là hiện tượng khá phổ biến, tuy hiên hiện tượng này lặp đi lại lại quá nhiều và thường xuyên thì có gây ra cho bé những ảnh hưởng nhất định.

Thể chất kém phát triển

Giấc ngủ có vai trò quan trọng đối với mỗi người, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Bởi cơ thể sẽ tiết ra một loại hormone tăng trưởng trong quá trình ngủ, nếu giấc ngủ ngon lượng hormone này sẽ tiết ra nhiều gấp 4 – 5 lần. Đồng nghĩa với việc, bé bị giật mình sẽ ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ, lượng hormone tiết ra ít. Do vậy, những trẻ này thường nhẹ cân, thấp bé hơn các trẻ có chất lượng giấc ngủ tốt.


Liên quan tới bài viết này Nguyên nhân và cách cải thiện tình trạng trẻ ngủ hay bị giật mình

Chất lượng giấc ngủ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển thể chất của trẻ

Khả năng nhận thức suy giảm

Trẻ sơ sinh có não bộ chưa hoàn thiện và còn khá non nớt, nhạy cảm, do vậy dễ bị tác động bởi những yếu tố từ bên ngoài môi trường. Trong quá trình ngủ, những tiếng động, tiếng ồn từ ngoại cảnh có thể mang lại những tác động tiêu cực và khiến não bộ của bé tổn thương. Những tổn thương này khiến trẻ bị suy giảm nhận thức, rối loạn não bộ,…

Tăng nguy cơ bị ngưng thở

Giật mình khi ngủ có thế khiến trẻ khó chịu, quấy khóc. Nếu tình trạng quấy khóc kéo dài có thể ảnh hưởng đến quá trình hô hấp, gây ức chế và khó khăn trong việc hít thở, thậm chí là ngưng thở.

Ngoài ra, giấc ngủ bị gián đoạn còn có thể ức chế hệ thống miễn dịch. Vì thế, những trẻ bị giật mình khi ngủ nhiều thường có sức đề kháng yếu, khả năng chống chịu với bệnh tật kém, dễ mắc các bệnh nhiễm trùng, hô hấp, tim mạch,…

3. Cách cải thiện tình trạng trẻ sơ sinh ngủ bị giật mình

Trẻ sơ sinh ngủ bị giật mình có thể gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực, vì vậy việc cải thiện tình trạng này là điều cần thiết. Vì vậy, bố mẹ có thể áp dụng những cách sau:

Không ru ngủ trẻ trên tay

Việc ru ngủ trên tay có thể giúp trẻ dễ đi vào giấc ngủ hơn nhưng khi đặt xuống giường lại khiến bé giật mình và có thể tỉnh giấc. Vì thế, nếu thấy bé có dấu hiệu buồn ngủ, ngay từ đầu mẹ nên đặt bé trên giường và bắt đầu ru ngủ. 


Mẹ không nên ru ngủ bé trên tay

Liên quan tới bài viết này Trẻ sơ sinh dưới 6 tháng ngủ hay giật mình mẹ phải làm sao?

Quấn khăn

Một cách nữa để hạn chế tình trạng giật mình là mẹ nên quấn khăn cho bé. Mẹ có thể sử dụng một chiếc khăn mềm, mỏng để đắp hoặc quấn quanh người bé. Điều này mang lại cảm giác an toàn, giúp trẻ yên tâm đi vào giấc ngủ. Tuy nhiên, mẹ cần lưu ý không nên lựa chọn khăn quá dày cũng như quấn quá chặt vì có thể khiến trẻ khó chịu.

Để bé hoạt động thể chất nhiều hơn

Đối với trẻ sơ sinh chưa biết đi, mẹ có thể nắm lấy chân bé rồi làm động tác như đang đạp xe. Đối với những trẻ lớn hơn, mẹ có thể cùng bé thực hiện những hoạt động như ca hát, vẽ tranh, đọc sách,… Những hoạt động này sẽ giúp trẻ dễ đi vào giấc ngủ hơn. Tuy nhiên, không nên vận động mạnh trước khi đi ngủ vì điều này có thể khiến trẻ mệt mỏi, cơ thể suy nhược, khó ngủ, dễ giật mình trong khi ngủ.

Thiết thập thói quen đi ngủ cố định

Thói quen đi ngủ vào một khung giờ cố định hay phân biệt ngày và đêm là điều cần thiết với mỗi người và cần được thiết lập khi còn nhỏ. Điều này có thể hạn chế tình trạng ngủ nhiều vào ban ngày và khó ngủ vào ban đêm cũng như ngủ quá khuya, lỡ mất “thời gian vàng” để đi ngủ, khiến các bé thao thức, trằn trọc, khó đi vào giấc ngủ,…

Không gian ngủ yên tĩnh, thoải mái

Không gian ngủ quyết định nhiều đến chất lượng giấc ngủ. Để trẻ có một giấc ngủ ngon, mẹ cần đảm bảo không gian yên tĩnh, cách âm tốt. Đồng thời, phải đảm bảo phòng ốc sạch sẽ, chăn ối được vệ sinh thường xuyên, chất liệu mềm, thoải mái.


Không gian ngủ là một trong những yếu tố quyết định chất lượng giấc ngủ của trẻ

Ngủ bị giật mình là tình trạng thường gặp ở trẻ sơ sinh, nhưng nếu xuất hiện với tần suất quá thường xuyên, có thể ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất lẫn trí não của trẻ.

blog.dinhthienbao Company Inc

Website: https://blog.dinhthienbao.com

Facebook: https://facebook.com/blogdinhthienbaocom

Twitter: @blogdinhthienbaocom

Copyright © 2024 | Design by My Blog