Giáo dục sớm cho trẻ đang là một vấn đề được rất nhiều ông bố, bà mẹ quan tâm. Vậy, giáo dục sớm là gì? Có những phương pháp nào mang lại hiệu quả? Hãy cùng UNICA tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Giáo dục sớm là gì?
Giáo dục sớm cho trẻ chính là phương pháp giáo dục mà các bậc phụ huynh áp dụng ngay từ khi trẻ còn nhỏ để trẻ có sự phát triển nổi trội về thể chất và trí tuệ. Bên cạnh đó, phương pháp này còn giúp khơi dậy, phát huy những tiềm năng sẵn có trong trẻ, tạo một tiền đề vững chắc cho tương lai của con.
Giáo dục sớm cho trẻ để trẻ phát triển vượt trội về thể chất và trí tuệ
Phương pháp giáo dục này được áp dụng đối với trẻ trong giai đoạn từ 0 đến 6 tuổi. Bởi vì, đây chính là giai đoạn não trẻ phát triển nhanh và tiếp thu một cách tốt nhất trong suốt cuộc đời. Hơn nữa, trẻ em có một đặc điểm chung là hay tò mò và thích khám phá thế giới xung quanh. Chính vì vậy, đây chính là thời gian tốt nhất để khai phá tiềm năng của trẻ.
Ngoài ra, việc giáo dục sớm sẽ giúp trẻ phát huy những tố chất tích cực, giúp hình thành nên tính cách tốt. Đây chính là nền tảng vững chắc cho sự phát triển toàn diện của trẻ. Mục đích của phương pháp này là khai thác tiềm năng để trẻ có thế giới nội tâm phong phú, xây dựng các môi trường trí tuệ…
Lợi ích của việc giáo dục sớm là gì?
Giai đoạn 0 – 6 tuổi được xem là giai đoạn phát triển vượt bậc về khả năng não bộ, giúp chúng phát triển đầy đủ và toàn diện về khả năng tư duy. Chính vì thế, phương pháp giáo dục sớm mang lại những lợi ích vô cùng tuyệt vời như sau:
– Giúp trẻ tự tin giải quyết vấn đề một cách thông minh, sáng tạo.
– Trẻ sẽ phát huy được hết khả năng tiềm ẩn sẵn có của mình.
– Giúp trẻ tìm ra động lực để thực hiện đam mê
– Giúp trẻ tự lập và biết yêu thương, chia sẻ, gắn bó với các thành viên trong gia đình.
Giáo dục sớm là gì? Có nên giáo dục sớm cho trẻ
Có nên giáo dục sớm cho trẻ không?
Hiểu được giáo dục sớm là gì, vậy cha mẹ có nên áp dùng các phương pháp giáo dục sớm cho trẻ ngay hôm nay không ?
Giáo dục sớm là một trong những vấn đề được sự quan tâm đông đảo từ phía các bậc phụ huynh. Nắm bắt được giai đoạn vàng phát triển của trẻ trong độ tuổi từ 0-6 tuổi sẽ giúp trẻ phát triển thông minh, toàn diện hơn so với các bạn cùng trang lứa. Bởi lẽ, theo nghiên cứu, trong giai đoạn từ 0-3 tuổi, não bộ tăng trưởng mạnh mẽ, đạt đến 80% so với người đã trưởng thành. Giai đoạn 5-6 tuổi về cơ bản, não bộ đã được hoàn thiện với những chức năng khác nhau về nhận thức, giải quyết vấn đề. Nếu cha mẹ nắm bắt được thời điểm này để áp dụng cho con những phương pháp giáo dục khoa học thì trẻ sẽ trang bị được cho mình những kiến thức mới mẻ, khám phá mọi điều trong cuộc sống để có thể tăng khả năng tư duy và kích thích sự sáng tạo trong não bộ. Ngoài ra, việc sử dụng phương pháp giáo dục sớm sẽ giúp gắn kết tình cảm cha mẹ với con cái, để trẻ biết trân trọng mọi thứ và sẵn sàng chia sẻ những khó khăn, vướng mắc mà chúng đang gặp cho cha mẹ trong giai đoạn sau này.
Giáo dục sớm có đánh cắp tuổi thơ của trẻ
Hình thức giáo dục sớm luôn có 2 mặt. Thế nhưng nếu cha mẹ biết áp dụng chúng một cách hài hòa, khoa học thì trẻ sẽ có cảm giác như học mà chơi, chơi mà học, tạo ra sự thích thú và tò mò, sáng tạo hơn về chúng. Thay vì cho trẻ xem Tivi để khám phá thế giới xung quanh, tại sao cha mẹ không thử cho trẻ tham gia các trò chơi vận động ngay từ khi còn nhỏ như bơi lội, xe đạp, bóng rổ để trẻ có thể được hưởng những phương pháp giáo dục sớm nhưng lại qua hình thức được chơi nhiều nhất. Việc để bé tự do khám phá sở thích của mình sẽ khiến con được chơi tự do và ít ràng buộc hơn bởi những quy tắc, khuôn mẫu mà bố mẹ đặt ra. Nhờ đó mà con sẽ có tuổi thơ như chúng mong muốn và phát triển được thêm rất nhiều những kiến thức, kỹ năng mới trong tương lai.
Liên quan tới bài viết này Giáo Dục Sớm Là Gì? IQ SCHOOLGiáo dục sớm là gì ? Giáo dục sớm có đánh cắp tuổi thơ của trẻ
Cơ sở khóa học của giáo dục sớm
Không phải ngẫu nhiên mà cha mẹ áp dụng phương pháp giáo dục sớm cho con ngay từ sinh trẻ còn nhỏ, thậm chí là giai đoạn sơ sinh, bởi nó có những cơ cơ khoa học đã được chứng minh như sau:
– So với người trưởng thành, giai đoạn trẻ từ 0-3 tuổi, não bộ đã phát triển và đạt tới 80%. Về cơ bản, khi trẻ được 5-6 tuổi, các cơ quan não bộ đã được hoàn thiện.
– Trẻ con có khả năng tiếp thu kiến thức vô tận. Bằng chứng là có những đứa trẻ 2 tuổi đã có thể thuộc lòng các bài hát, biết đọc và khả năng chơi Lego rất khó mà bản thân phụ huynh không thể làm được.
– Não bộ có đặc tính mềm dẻo, vì vậy tố chất thông minh của não bộ có thể phát triển vượt bậc nếu bản thân cha mẹ tìm ra được những phương pháp để tạo tiền đề và phát huy chúng một cách mạnh mẽ. Đặc biệt trong giai đoạn 0-6 tuổi, các tố chất ưu việt của bộ não sẽ được đánh thức nếu cha mẹ thường xuyên kích thích chúng có chủ đích.
Phương pháp giáo dục sớm Montessori
Hiểu được giáo dục sớm là gì, Unica mời bạn đọc cùng tìm hiểu về phương pháp giáo dục Montessori. Montessori là phương pháp giáo dục cho trẻ dựa trên nghiên cứu và kinh nghiệm của bác sĩ, nhà giáo dục người Ý Maria Montessori. Đây là phương pháp được xây dựng theo phương châm “coi trọng sự phát triển tự nhiên của trẻ, học để dạy trẻ tốt hơn”. Phương pháp giáo dục này hoàn toàn khác so với các phương pháp giáo dục trước đây.
Montessori dựa trên nguyên lý là cho trẻ chủ động chọn khu vực học và theo đuổi hứng thú của mình đến khi trẻ muốn đổi qua hoạt động khác. Phương pháp này người lớn không cần can thiệp quá nhiều. Trẻ sẽ tiếp nhận các ý kiến bằng bản năng, đón nhận những kiến thức mới một cách tự nhiên, dễ dàng, từ đó trẻ sẽ nắm bắt được thông tin một cách có ý thức.
Có một số nguyên tắc chính của phương pháp Montessori:
– Thứ tự và cấu trúc: Mặc dù việc học là do trẻ tự quyết định, nhưng trẻ em cần có trật tự và cấu trúc để phát triển.
– Học tập bằng giác quan: Trẻ em học thông qua các giác quan, vì vậy Montessori chú trọng đến việc chuẩn bị tài liệu giảng dạy một cách cẩn thận.
– Tự do: Là yếu tố quan trọng nhất trong sự phát triển của trẻ. Lớp học Montessori cung cấp các trải nghiệm, hoạt động và môi trường khuyến khích trẻ tuân theo bản năng tự nhiên của mình.
– Thời kỳ nhạy cảm: Phương pháp Montessori nói rằng trẻ em trải qua 'giai đoạn nhạy cảm' khi chúng đặc biệt dễ tiếp thu để học một kỹ năng mới, chẳng hạn như đọc, viết hoặc đếm. Giáo viên chú ý đến những cơ hội này và tận dụng chúng, thay vì cố bắt trẻ đọc hoặc viết ở một độ tuổi nhất định.
– Kỷ luật: Kỷ luật được xem là thứ nên xuất phát từ bên trong, thay vì áp đặt. Giáo viên tập trung vào việc giúp trẻ phát triển các kỹ năng xã hội và cảm xúc. Phần thưởng và hình phạt không được sử dụng, và giáo viên sẽ chỉ can thiệp khi trẻ có hành vi gây rối hoặc khó chịu.
Liên quan tới bài viết này Giáo dục sớm cho trẻ là gì? Những phương pháp giáo dục từ sớm cho trẻPhương pháp Montessori dựa trên nguyên lý trẻ chủ động chọn khu vực học
Phương pháp giáo dục sớm Glenn Doman
Đây là phương pháp do giáo sư Glenn Doman phát minh, ông chính là “cha đẻ” của các phương pháp giáo dục con nhỏ và cũng là người đặt nền móng cho việc giáo dục tại nhà. Glenn Doman là phương pháp mà bố mẹ chính là người thầy dìu dắt và đi theo các con trong suốt quá trình học.
Áp dụng phương pháp giáo dục sớm sẽ giúp trẻ phát triển toàn diện cả về thể chất, trí tuệ lẫn năng lực, nhằm vượt qua nghịch cảnh thông qua những bài học về vận động, ngôn ngữ, lượng số và cả thế giới xung quanh.
Nguyên tắc đầu tiên và quan trọng nhất của phương pháp Glenn Doman chính là “bố mẹ là người thầy đầu tiên và tốt nhất cho trẻ”. Do đó, để phương pháp này thành công cần có sự đồng hành của bố mẹ cũng như thầy cô. Ngoài ra, còn có các nguyên tắc quan trọng khác như: bắt đầu càng sớm càng tốt, khơi gợi sự đam mê của trẻ, biến khó thành dễ và cuộc sống là một trường học…
Phương pháp giáo dục sớm Reggio Emilia
Phương pháp giáo dục Reggio Emilia có nguồn gốc từ nước Ý. Phương pháp này được xây dựng và bắt nguồn từ niềm tin rằng mỗi đứa trẻ đều chứa đựng một tiềm năng lớn và tiềm năng này sẽ được phát triển nhờ trí tò mò của trẻ.
Việc học của trẻ sẽ chuyển thành một tổ hợp thống nhất giữa cha mẹ – con – giáo viên, trong đó, cha mẹ vẫn đóng vai trò vô cùng quan trọng đến sự phát triển học tập của con.
Phương pháp Reggio Emilia sẽ giúp trẻ tự tìm ra lời giải thích cho các câu hỏi của mình
Phương pháp giáo dục sớm này sẽ giúp trẻ tự tìm ra lời giải thích cho các câu hỏi của mình bằng cách quan sát, tìm hiểu thế giới xung quanh. Trong khi đó, cha mẹ hoặc thầy cô chỉ là người hướng dẫn và tạo cơ hội cho trẻ tìm hiểu để phát triển. Đây là cách giáo dục nhân văn, gần gũi, qua đó nhấn mạnh đến tầm quan trọng của giáo dục cộng đồng và sự tìm hiểu khám phá.
Phương pháp giáo dục sớm STEAM
STEAM là một chữ viết tắt được tạo thành bởi hai thuật ngữ STEM và ART. Trong đó, STEAM là viết tắt của Science – khoa học, Technology – công nghệ, Engineering – kỹ thuật và Mathematics – toán học. Ban đầu, STEAM là ý tưởng sáng tạo của Trường Thiết Kế Rhode Island (Mỹ), sau này mới được sử dụng bởi nhiều nhà giáo dục và lan rộng ra cả Hoa Kỳ.
Phương pháp này tiếp cận giáo dục kiểu mới, trong đó khoa học, công nghệ, kỹ thuật, nghệ thuật và toán học cùng được sử dụng để giảng dạy và hướng dẫn cho học sinh. STEAM là một phương pháp chuyển đổi từ cách giáo dục truyền thống, dựa vào tiêu chuẩn điểm số để đánh giá, sang một phương thức giáo dục hiện đại và lý tưởng. Trong đó, quá trình học tập và kết quả cùng được xem trọng như nhau.
Như vậy, UNICA đã giúp bạn giải đáp những thắc mắc về giáo dục sớm cho trẻ là gì? cũng như những phương pháp giáo dục sớm hiệu quả cho trẻ. Hy vọng rằng, qua bài viết này, các bậc phụ huynh sẽ có thêm những thông tin quý báu trong hành trang chăm sóc và nuôi con khoa học giúp con yêu phát triển toàn diện.
Tags: